Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp

Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo Luật lao động!


Tóm tắt câu hỏi:

Công ty  cho hỏi, tôi đang làm việc tại một công ty đồ gỗ, sơn sản phẩm. Vậy cho hỏi theo quy định về khám sức khỏe định kỳ công ty tôi phải tổ chức khám mấy lần trong 1 năm? Khám những hạng mục nào? Và theo văn bản pháp lý nào quy định? tôi xin chân thành cảm ơn!

Công ty tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến  Công ty Cổ phần Dịch vụ và Đào tạo MMT Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty  xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động 2012;

– Luật An toàn vệ sinh lao động 2015;

– Thông tư 14/2013/TT-BYT;

2. Nội dung tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại Điều 152 Bộ luật lao động 2012 quy định về chăm sóc sức khỏe cho người lao động của người lao động như sau:

“Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động

1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.

2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

…”

Đồng thời, theo quy định của Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ ít nhất một lần cho người lao động; riêng đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đực biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, lao động cao tuổi được khám sức khoẻ ít nhất 06 tháng 1 lần. Do đó, đối với người lao động làm công việc bình thường thì mỗi năm được khám sức khỏe định kỳ 01 lần. Đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mỗi năm phải được khám sức khoẻ định kỳ 02 lần, nghĩa là 06 tháng phải được khám sức khỏe định kỳ 01 lần. Đây là quyền mà người lao động được hưởng. Đồng thời, đây cũng là nghĩa vụ của người lao động. Khi người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, người lao động có nghĩa vụ phải tham gia khám sức khỏe đầy đủ để người sử dụng lao động lập hồ sơ sức khỏe.

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn làm việc tại một công ty đồ gỗ, sơn sản phẩm, do bạn không nói rõ công việc cụ thể nên bạn cần căn cứ theo Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện hành, nếu công việc được xếp vào nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì sẽ được khám ít nhất 06 tháng 1 lần, nếu là công việc bình thường thì phải khám cho người lao động ít nhất 01 năm 1 lần. Do đó, theo quy định trên thì hàng năm công ty bạn phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong công ty, kể cả người học nghề, tập nghề.

 

Căn cứ theo các quy định tại Chương II Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định về thủ tục, nội dung khám sức khỏe từ Điều 4 đến Điều 8. Cụ thể tại Điều 6 quy định về nội dung khám sức khỏe như sau:

“Điều 6. Nội dung khám sức khỏe

1. Đối với KSK cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với KSK cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đối với trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Sổ KSK định kỳ quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

…”

Theo đó, đối với khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ thì khám theo nội dung ghi trong Giấy khám sức khỏe quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT bao gồm các nội dung như: tiền sử bệnh của đối tượng khám sức khỏe ( bản thân, gia đình), khám thể lực chung (chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp,…), khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa (nội, ngoại, sản, mắt,…), khám cận lâm sàng,…

Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ thì sẽ thực hiện khám theo nội dung ghi trong sổ khám sức khỏe định kỳ của người lao động theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo thông tư 14/2013/TT-BYT bao gồm các nội dung như: tiền sử bệnh, tật của người lao động, khám thể lực (chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp,…), khám lâm sàng (nội khoa, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, da liễu), khám cận lâm sàng.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật lao động của chúng tôi: 

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Đào tạo  MMT Việt Nam.

Trụ sở chính: Số 59 Phương Liệt, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

ĐT: 024 3225 2132  Hotline : 0983418336

 Email: Contact@mmt.com.vn

VPĐD Đà Nẵng: Số 55D Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

VPĐD TP HCM: Số 32A đường 81, P. Duy Tân Quý, Q.7, TP HCM.

Bình luận với Facebook

Hỗ trợ trực tuyến

0983.418.336
Email:
contact@mmt.com.vn

Skype: Chat ngay



Đăng ký

dịch vụ kế toán